Theo sử sách, Kiệt Vương là người tàn bạo. Trong một lần đem quân đi đánh chư hầu, tù trưởng bộ lạc Hữu Thi cầu hòa với Kiệt Vương, dâng tặng trâu bò, ngựa tốt, mỹ nữ – bao gồm em gái của tù trưởng là Muội Hỉ. Say mê trước sắc đẹp của Muội Hỉ, Kiệt Vương tha cho Hữu Thi. Một mỹ nhân đổi lấy bình an cho cả bộ lạc, hiến vật ấy quả xứng là đệ nhất.

Đang xem: Các mỹ nhân trung quốc

Muội Hỉ làm cho Kiệt Vương điên đảo thần hồn, suốt ngày đắm chìm trong nhục dục, lơ là chính sự. Vốn là ông vua hoang dâm, hậu cung lúc nào cũng đầy mỹ nữ nhưng Kiệt Vương chỉ sủng ái mỗi nàng, khi lâm triều cũng mang theo Muội Hỉ ngồi trên đùi tiếp kiến quần thần. Điều này đã khiến các bá quan trong triều vô cùng phẫn nộ, nhưng không thể làm được gì.

Muội Hỉ là một mỹ nhân hiếm có và tính khí thất thường. Nàng thích đội mũ, đeo kiếm như võ tướng hoặc ăn mặc như nam giới. Lúc ái ân, nàng cũng rất mạnh mẽ và thích ở vị trí của người đàn ông, có lẽ điều này là một trong những điểm cột chặt sự sủng ái, say mê của Kiệt Vương.

Kiệt Vương rất thích nụ cười của Muội Hỉ nhưng nàng lại rất ít khi cười. Một trong số ít việc có thể khiến Muội Hỉ cười là nghe thấy tiếng xé lụa nên Kiệt Vương hạ lệnh cho cung nhân hằng ngày mang khăn tay được dệt tinh xảo đến, lần lượt xé rách trước mặt Muội Hỉ để nàng vui lòng.

Để lấy lòng Muội Hỉ, Kiệt Vương cho xây một cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài, trước Dao đài là một cái ao đổ đầy rượu (tửu trì). Tửu trì rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh. Mỗi lần ngắm cảnh tại Dao đài, quanh tửu trì có khoảng 3000 trai gái đứng chầu chực sẵn sàng đợi lệnh. Kiệt Vương xuống lệnh, tiếng trống vang trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài người ra như kiểu trâu uống nước, mông chổng lên trời, thò cổ chúc đầu xuống tửu trì uống rượu. Muội Hỉ thích thú cất tiếng cười.

Đúng là ngàn vàng mua một nụ cười mỹ nhân, chỉ có Hồ ly tinh trong truyền thuyết mới có sức mê hoặc đến ngần ấy.

*

Cuốn sử biên niên Trúc thư kỉ niên của nước Ngụy thời Chiến Quốc bổ sung thêm thông tin về câu chuyện Muội Hỉ và Hạ Kiệt. Hạ Kiệt vẫn tiếp tục việc chinh phạt, mang quân đi đánh đất Mạnh Sơn. Nước Mạnh Sơn bèn theo nước Hữu Thì, dâng 2 người con gái đẹp là Uyển và Viêm để xin Hạ lui quân. Hạ Kiệt bằng lòng nhận mĩ nữ mà lui quân về.

Tuy nhiên cũng từ đó Hạ Kiệt quay sang sủng ái hai người con gái đất Manh Sơn và lạnh nhạt với Muội Hỷ. Điều đó khiến bà oán hận Hạ Kiệt.

Trong khi đó Thành Thang nước Thương ngày càng lớn mạnh. Thương Thang sai hữu tướng Y Doãn đến kinh đô nhà Hạ trá hàng. Y Doãn đã lợi dụng sự oán vọng của Muội Hỉ đối với Hạ Kiệt để khai thác cho mục tiêu chính trị của nước Thương. Y Doãn lén liên hệ qua lại với bà. Muội Hỷ đã tiết lộ nhiều tin tức về nội tình triều đình nhà Hạ cho Y Doãn. Sau khi đạt được mục đích, Y Doãn trở lại giúp Thành Thang.

Trong khi Kiệt say đắm tửu sắc thì Thương Thang theo kế sách của Y Doãn tìm cách liên minh với các bộ tộc để tạo vây cánh và mang quân đánh diệt các nước chư hầu thân với Hạ như Cát, Bình Chướng Vi, Côn Ngô. Sau đó Hạ Kiệt bị Thương Thang đánh bại trong trận quyết định ở Minh Điều<4> và mất nước, bị đày ra Nam Sào.

Theo sử sách, Muội Hỉ thường được ví như các mĩ nhân Đát Kỉ mê hoặc vua Trụ làm mất nhà Thương và Bao Tự mê hoặc vua Chu U Vương làm mất nhà Tây Chu nhưng Trúc thư kỉ niên lại cho rằng bà đã phản lại Hạ Kiệt vì bị thất sủng.

Bao Tự

Trong Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép về Bao Tự. Vì một nụ cười của nàng, Chu U Vương đã làm mất nước vào tay quân Khuyển Nhung.

Bao Tự duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần được Chu U vương sủng ái. Để khiến người đẹp cười, nhà vua đã làm mọi cách có thể. Tuy nhiên sau nhiều lần cố gắng không thành, Quắc công Thạch Phủ tâu với vua là mình có cách làm cho nàng cười.

Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều phong hỏa đài (đài cao để đốt lửa ra hiệu cho chư hầu dẫn quân tới cứu vua khi giặc đến).Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa cho chư hầu đến. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu.Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau.

*

Chu U Vương tươi cười đáp lời chư hầu “Lâu không thấy các ông, nay đốt lửa để các ông tụ tập cho ta đỡ nhớ”. Chư hầu các phương vừa hậm hực vừa xấu hổ, đành cuốn cờ dẹp trống thất thểu ra về.Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U Vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho nàng cười. Đến một thời gian sau, vua Chu lại sai đốt lửa lần nữa và các chư hầu lại bị lừa để Bao Tự có được tiếng cười.

Chu U vương say mê Bao Tự, không lâu sau nàng sinh được một vương tử tên là Bá Phục. Vui mừng khôn siết, nhà vua quyết định phế truất Thân hậu cùng với con của bà là Thái tử Nghi Cữu. Bao Tự được lập làm Vương hậu thay thế, còn Bá Phục được lập làm Thái tử.

Thân hậu và Thái tử Nghi Cữu bị phế, bèn nương nhờ nhà ngoại ở nước Thân (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Cha Thân hậu đem lòng hận Chu U Vương bèn liên hệ với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp kinh đô.Chu U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa.Chu U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân hậu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân chư hầu kéo đến đánh tan quân Nhung. Cùng lúc đó, Bao Tự thấy quân các nước kéo vào cung bèn thắt cổ tự vẫn.

Tô Đát Kỷ

Ân Thương là thời kỳ vô cùng thịnh vượng trong lịch sử Trung Quốc, kinh tế phát triển, quốc lực hùng mạnh, nhưng đáng tiếc đến đời Trụ Vương đã bị tiêu diệt bởi nhà Chu. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính mối tình điên dại, nghiệt ngã giữa Trụ Vương và Đát Kỷ.

Trụ Vương nổi tiếng là người tư chất thông minh, tài hoa hơn người, bước đi dũng mãnh, thân như tuấn mã, văn võ song toàn, trí dũng đa mưu. Nhưng Trụ Vương lại là kẻ nổi tiếng háo sắc, hoang dâm vô độ.

Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.

Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, 1 bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: Cơ thể là một sản phẩm không tỳ vết của tạo hóa, mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, hàm răng hạt lựu, môi tựa thoa son, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đầy quyến rũ, đàn ca khiêu vũ hết mực giỏi giang. Nàng tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay. Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.

*

Đát Kỷ không chỉ hoang dâm vô độ mà còn rất tàn nhẫn, thường dùng các trò oái oăm hoặc các hành động vô cùng độc ác để đổi lấy tiếng cười và sự kích thích dục vọng. Từ khi có Đát Kỷ, Trụ Vương mê đắm, không rời nàng ta nửa bước, bỏ bê triều chính, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc nhục dục. Ai tung hô sẽ được hưởng phú quý, ai chống lại tất sẽ rước họa vào thân. Thậm chí ông ta còn ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do Đát Kỷ đưa ra miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân.

Để phục vụ cho mọi thú vui bệnh hoạn, từ Triều Ca đến Hàm Đan trong vòng nghìn dặm, cứ cách 5 dặm Trụ Vương lại cho xây một ly cung, cách 10 dặm lại xây một biệt quán. Ông ta cùng Đát Kỷ ban ngày thì hoan lạc trên xe rong ruổi khắp nơi, đêm đến treo đèn kết hoa, ca múa hoan lạc cả đêm.

Đát Kỷ thường xuyên yêu cầu Trụ Vương mở tiệc rượu. Mỗi lần thường có đến 3.000 người, nam nữ cùng tham gia, cùng nhau đắm chìm trong tửu sắc. Đát Kỷ nghĩ ra trò đào hai cái hố sâu, một bên đổ đầy rượu thành tửu trì, một bên treo thịt làm rừng gọi là nhục lâm, ông ta cùng Đát Kỷ và đám cung tần mỹ nữ khỏa thân thỏa thê chơi cả ngày.

Thậm chí, Đát Kỷ còn bắt Trụ Vương cho thái giám và các cung nữ đánh nhau, kẻ thắng sẽ được ban rượu ở tửu trì và thịt ở nhục lâm, kẻ thua sẽ được ném vào thùng chứa bò cạp, rắn độc. Chính vì thế, số thái giám, cung nữ chết hàng ngày nhiều không đếm xuể.

Lại có một lần, Tô Đát Kỷ cùng các cung nữ ra ngoài ngắm cảnh, thấy một người phụ nữ mang thai đi qua. Tô Đát Kỷ thầm nghĩ: Thật là kỳ quái, tại sao đứa trẻ lại có thể lớn lên trong bụng như vậy? Nghĩ vậy bèn sai quân lính mổ bụng người mẹ ra xem. Sự hiếu kỳ của Tô Đát Kỷ một lúc đã cướp đi sinh mạng hai mẹ con!

Để có tiền phục vụ cho thú xa hoa hàng ngày, Trụ Vương ra lệnh thu sưu cao thuế nặng. Thiên hạ đại loạn, lòng dân căm phẫn phản đối Trụ Vương. Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ Vương, cố tìm cách giấu mình rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại. Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ Vương, nhưng Trụ Vương không màng lo lắng mà chỉ tập trung hưởng lạc. Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương.

Khi tỉnh ngộ thì đã muộn, Trụ Vương đã lên Lộc Đài, chất hết vàng bạc châu báu và đốt cung điện rồi nhảy vào lửa. Đát Kỷ thì cũng bị chém đầu.

Trần Viên Viên

Trần Viên Viên (gọi tắt là Viên Viên), nguyên xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu.Mẹ Viên Viên sinh nàng chẳng được bao lâu thì mất. Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, nên lớn lên Viên Viên mang theo họ Trần của chồng người dì ruột nuôi dưỡng.Người dì tuy không có công sinh thành, nhưng lại có công nuôi dưỡng. Bà cho người đến dạy dỗ Trần Viên Viên từ nhỏ nên nàng đã sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa.

Khi trưởng thành, Trần Viên Viên bị bán vào một kỹ viện nổi tiếng ở Nam Kinh. Tại đây, nàng bắt đầu cuộc đời của một kỹ nữ đời Minh với danh hiệu “Tần Hoài Bát Diễm”.Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ hoàng đế.Kề cận được Viên Viên, Sùng Trinh thường ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều.

Trong những ngày Sùng Trinh say đắm với người đẹp, nông dân bên ngoài nổi lên khởi nghĩa và đánh chiếm rất nhiều thành trì, giết chết rất nhiều tướng tài của triều đình. Khi đó, ông vua cuối cùng của Minh triều mới nhận ra sai lầm và cho Viên Viên ra khỏi cung.Nhưng đến lúc đó, thời thế đã mất, thành trì không thể lấy lại, tướng tài không thể sống dậy, sĩ khí không thể chấn hưng. Thời cơ cuối cùng để đánh bại khởi nghĩa nông dân, phục hưng lại đất nước đã chôn vùi dưới váy nàng kỹ nữ.

*

Viên Viên được vua Sùng Trinh cho ra khỏi cung và an trí trong phủ Chu quốc trương. Trong một bữa tiệc tại phủ, nhan sắc và tài múa hát của Viên Viên đã lọt vào mắt xanh của một vị dũng tướng bậc nhất bấy giờ là Ngô Tam Quế.Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế và phong làm Tổng đốc Sơn Hải Quan (tương đương với Tư lệnh quân khu biên giới).

Ngô Tam Quế nghe tin Bắc Kinh bị chiếm vội quay về cứu vua. Lý Tự Thành vội sai người đón Ngô Tam Quế giữa đường để thuyết phục làm đồng minh.Ngô Tam Quế vốn đã định đồng ý, nhưng lại nghe tin Lý Tự Thành đã chiếm đoạt người đẹp của mình thì nổi điên và làm ra một quyết định gây hại muôn đời.Ông mở cửa quan cho quân Mãn Châu tràn vào Trung Nguyên với ý định mượn thế mạnh của Mãn Châu đánh bại Lý Tự Thành, đoạt lại giang sơn và mỹ nhân.Nhưng mời quân dễ, tiễn đi thì khó. Quân Mãn Châu chiếm được Trung Nguyên thì ở lì không đi và xưng quốc hiệu là Thanh, chiếm luôn Trung Quốc.

Xem thêm: Cách Định Dạng Số Tiền Trong Excel ? Định Dạng Số Dưới Dạng Tiền Tệ

Cho dù sau này, Ngô Tam Quế có dấy quân phản Thanh nhưng không ai ủng hộ và cũng không thể chống lại lực lượng mới nổi hùng mạnh, buộc phải chấp nhận đầu hàng và trở thành 1 viên tướng của Thanh triều.

Vì mê đắm sắc đẹp của Trần Viên Viên, Lý Tự Thành không quan tâm gì đến việc trùng tu, cố thủ thành trì trước sự tấn công của liên quân Mãn Châu – Ngô Tam Quế nên ông chỉ làm vua được có 43 ngày.

Sau khi bị đánh chạy khỏi Bắc Kinh, Lý Tự Thành đã lưu lạc khắp nơi, cuối cùng chết bờ chết bụi. Dù chỉ làm vua 43 ngày thì Lý Tự Thành cũng là ông vua thứ 2 mất nước dưới váy Trần Viên Viên.

Từ chuyện kỹ nữ Trần Viên Viên mới thấy câu nói của người xưa cấm có sai: “ôn nhu hương, anh hùng trủng”, nghĩa là “tổ ấm dịu dàng là mồ chôn anh hùng”.

Hạ Cơ

Là con gái của quốc vương nước Trịnh (Trịnh Mục Công) thời Xuân Thu (772 – 480 TCN), Hạ Cơ có một vẻ đẹp quyến rũ đến nỗi, nàng được người đời gọi bằng cái tên: “nữ hoàng tình dục”. Tương truyền, khi còn là thiếu nữ, nàng đã học được thuật “hấp tinh đạo pháp” và “thái âm bổ dương”, không chỉ khiến đàn ông mê mệt mà còn khiến cho mình giữ lại được nhan sắc. Sử sách còn nói rằng, sau khi ăn nằm với ai rồi, nàng vẫn trở lại “hoàn tân” như cũ.

Tuy nhiên, có rất nhiều giai thoại xem Hạ Cơ giống như một bông hoa đẹp có độc. Tất cả những người đàn ông đã từng ân ái với nàng đều gặp tai họa, chết chóc. Người tình đầu tiên của nàng là Tử Man qua đời không lâu sau khi chung sống. Các bậc đại thần trong triều thi nhau săn đón, giành giật khiến cha nàng phải gả con gái cho đại thần nước Trần là Hạ Ngữ Thúc.Nhưng cuộc sống hạnh phúc của Hạ Cơ và Hạ Ngữ Thúc không kéo dài được bao lâu thì Hạ Ngữ Thúc cũng đột ngột qua đời. Để đảm bảo cuộc sống của mình và con trai, Hạ Cơ chấp nhận qua lại với hai đại thần nước Trần là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ.

*

Sau đó, việc tư thông của Hạ Cơ đến tai vua Trần Linh Công. Hứng thú với cuộc tình tay ba này, vua Trần Linh Công cũng nhập cuộc, tạo nên cuộc tình “tứ long hí nhất phượng” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.Quả nhiên, Trần Linh Công đã bị Hạ Cơ mê hoặc chỉ sau một lần ân ái, thậm chí, mối quan hệ vua tôi giữa Trần Linh Công, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ càng trở nên gắn kết nhờ Hạ Cơ. Sau mỗi lần bãi triều, cả ba lại mang nội y của Hạ Cơ tặng ra so sánh, “đàm đạo”.

Sự bê tha và trụy lạc của vua tôi Trần Linh Công khiến bề tôi Tiết Giả chướng tai gai mắt bèn lên tiếng can ngăn. Nhưng Trần Linh Công không chịu nghe theo, còn âm mưu với hai đại thần giết Tiết Giả.

Hạ Cơ cho con trai về kinh đô để học, những mong sau này con được nối nghiệp cha. Hạ Trưng Thư lớn lên có tài võ nghệ, được Trần Linh Công cho giữ chức Tư mã, giữ lại kinh đô. Một hôm, Hạ Trưng Thư về Châu Lâm, trông thấy vua và hai đại thần đang mây mưa cùng mẹ mình bèn nổi giận, giết chết Trần Linh Công. Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ trốn thoát qua nước Sở, vào tâu với Sở Trang Vương rằng Hạ Trưng Thư âm mưu giết vua để soán ngôi.

Nhân cơ hội đó, Sở Trang Vương đem quân tiêu diệt Hạ Trưng Thư. Cuộc đời của Hạ Cơ từ đó cũng trôi nổi qua tay nhiều người đàn ông khác. Về sau, không còn ai biết đến tung tích của nàng nữa.

Ngu Cơ

Ngu Cơ còn gọi là Ngu mỹ nhân, người đất Ngu cuối đời Tần (nay thuộc tỉnh Giang Tô – Trung Quốc) và là thiếp của Hạng Vũ. Ngu Cơ luôn đi theo Hạng Vũ, khi thắng lợi cũng như khi thất bại. Đoạn tiễn biệt giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng trong lịch sử Trung Quốc được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký.

Hạng Vũ và Lưu Bang vốn đã giảng hòa ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước, đánh úp Hạng Vũ khiến ông phải chạy vào thành Cai Hạ. Hạng vương đóng quân ở trong thành, binh ít, lương hết, quân Hán và quân chư hầu bủa vây mấy vòng, Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế”. Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được người đời sau gọi là bài Cai Hạ ca.

*

Sợ mình làm vướng chân Hạng Vũ, Ngu Cơ đã lấy gươm tự vẫn. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc hết cả nước mắt. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ, hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”. Lại có thuyết cho rằng, hương hồn bà không tan, hóa thành hai khóm cỏ trên mộ, cứ quấn quýt vào nhau gọi là cỏ Ngu.

Mối tình của Hạng Vũ và Ngu Cơ được người đời sau truyền tụng. Nhiều người còn cho rằng, Hạng Vũ xưng vương, giai nhân không thiếu nhưng chỉ có Ngu Cơ mới làm cho trái tim của người anh hùng này rơi lệ.

Triệu Cơ

Nhiều giai thoại để lại cho rằng, Triệu Cơ là người phụ nữ dâm loạn, làm nhiều chuyện đồi bại nhất thời Tần. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, chính nàng đã góp phần không nhỏ, tạo nên những chuyển biến chính trị lớn cho việc thống nhất Trung Hoa thời bấy giờ.

Triệu Cơ vốn là một kỹ nữ nổi tiếng ở thành Hàm Đan nước Triệu, được Lã Bất Vi bỏ tiền ra mua về làm thiếp. Khi đó, Tần công tử (Tử Sở) là con tin ở nước Triệu, sống cảnh nghèo khó. Lã Bất Vi vốn là một thương gia nhiều mưu mẹo, đã nhìn thấy được “lợi nhuận” trước mắt, ông ta tìm cách giúp đỡ Tần công tử, lại xin Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, biến Tử Sở từ thân phận một con tin thành người thừa tự của nước Tần.

*

Một lần qua chơi nhà Lã Bất Vi, nhìn thấy nhan sắc của Triệu Cơ, Tử Sở đã đem lòng yêu thích. Lã Bất Vi thấy thế bèn dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Người ta nói rằng, trước khi về với Tử Sở, Triệu Cơ đã mang thai. Cũng vì điều này mà cho đến giờ, người ta vẫn cho rằng Tần Thủy Hoàng chính là con ruột của Lã Bất Vi.

Sau những tháng ngày trốn chạy trên đất Triệu, đến năm 251 TCN, Tử Sở được lên ngôi vua, nhưng chỉ vỏn vẹn được 3 năm, Hiếu Trang Vương Tử Sở đã đột ngột qua đời. Tần Doanh Chính lúc ấy mới 13 tuổi được kế vị cha trở thành Tần Vương, Triệu Cơ trở thành thái hậu đương triều.

Từ khi trở thành góa bụa, Triệu Cơ liên tục thông gian với Lã Bất Vi (lúc ấy đã được phong chức thừa tướng). Mọi quyền bính trong triều đều do một tay thừa tướng thao túng. Lã Bất Vi thường xuyên mượn cớ bàn việc chính sự để gặp gỡ thái hậu. Về cuối đời, Triệu Cơ lại thông dâm với Lao Ái và sinh ra hai người con. Tuy nhiên, chuyện lọt đến tai Tần Thủy Hoàng và vị bạo chúa này đã không ngần ngại ra tay trừng trị đôi “gian phu, dâm phụ”. Lao Ái bị tru di tam tộc, Lã Bất Vi bị buộc phải tự vẫn, hai đứa con của Triệu Cơ và Lao Ái bị đập chết không thương tiếc, riêng Triệu Cơ bị nhốt vào cung Man Dương và qua đời trong sự buồn tủi.

Tây Thi

Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang, con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Giai thoại về nàng là một trong những điển tích được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Dù quanh năm chỉ biết lấy công việc dệt vải làm thú vui mỗi ngày, đôi khi còn nhăn mặt vì quá mệt mỏi song nhan sắc kiều diễm mà nàng đang sở hữu vẫn chẳng hề thay đổi.

*

Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức chim sa cá lặn, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng – người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.

Nhưng cuộc đời của nàng Tây Thi lại bắt đầu gặp sóng gió khi Câu Tiễn, vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc bị Ngô Phù Sai đánh cho mất nước do không nghe lời can ngăn của tướng tài Phạm Lãi và Văn Chủng.

Trước khi Câu Tiễn bị bắt sang làm nô lệ cho quân địch, Văn Chủng đã nói ông hãy dùng mỹ nhân kế, hiến hai người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” là Tây Thi cùng Trịnh Đán vào tay vua Ngô để làm gian tế.

Nước Việt còn cống nạp thêm vàng bạc châu báu, ngoài mặt tỏ ý phục tùng nhưng bên trong lại ẩn chứa hàng loạt mưu kế sâu xa. Bởi nếu Ngô vương lao vào ăn chơi, đắm chìm trong tửu sắc thì việc phục thù của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Vốn háo sắc, vua Ngô lập tức tiếp nhận khi được cống tiến hai mỹ nữ với nhan sắc tuyệt vời, đồng thời khen nước Việt rất có lòng trung thành với bậc Vương quyền nên ra lệnh ban thưởng.

Tuy nhiên, trước lời nói hào sảng mà bề trên dành cho kẻ chiến bại thì Ngũ Tử Tư lại vội vàng khuyên rằng: “Đại vương không được nhận. Hiền sĩ là báu vật quốc gia, mỹ nữ là họa quốc gia. Hạ diệt vọng vì Muội Hỉ, Thương diệt vong vì Đắc Kỷ, Chu diệt vong vì Bao Tự”.

Phù Sai đã hạ lệnh cho xây đài Cô Tô và cung Xuân Tiêu làm chốn hưởng lạc cùng các mỹ nhân. Ngoài ra, do Tây Thi rất giỏi điệu múa “gõ guốc” nên ông bèn dựng thêm một cái đài lớn để nàng trình diễn mỗi ngày.

Thấy vua Ngô quá chìm đắm vào tửu sắc mà quên chuyện triều chính, vị vua chiến bại Câu Tiễn đã nhanh chóng lên kế hoạch trả thù cho riêng mình. Tương truyền: “Vì mải mê với mỹ nhân mà Phù Sai mất nước, nước Ngô bị quân Việt xâm lấn và đánh bại. Cuối cùng, vua phải Ngô sai sứ giả mang nhiều của cải sai sang giảng hòa khiến nước Việt không ngừng lớn mạnh.Cuối cùng, hối hận vì không nghe lời Ngũ Viên từng nói nên Phù Sai liền dùng dao cắt cổ mà chết. Ông được Câu Tiễn sai người mang chôn cất và trở thành vị vua cuối cùng của nước Ngô”.

Theo người xưa kể lại, khi cuộc chiến tranh Ngô Việt kết thúc, mỹ nhân Tây Thi đã trở về quê nhà ở suối Nhã Na dưới chân núi Trữ La, sống những ngày tháng còn lại của cuộc đời một cách hạnh phúc.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Dò Đài Tivi Sony Cũ, Tag Archives: Cách Dò Đài Tivi Sony Cũ

Song cũng có điển tích cho rằng, nàng bị người Việt kéo ra sông, cho vào bao rồi dìm xuống nước tới chết.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy tham gia tourdu lịch Trung QuốccùngViet Viet Tourismđể có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *