Các nhà khảo cổ học đã lập được bản đồ thành phố Falerii Novi, một thành phố bị chôn vùi dưới đất cách Rome 50 km, mà không cần phải cày xới mảnh đất nào.

Đang xem: Bản đồ la mã cổ đại

Thành phố La Mã cổ đại Falerii Novi từng cách Rome 50 km về phía Bắc. Nhưng qua thời gian, thành phố này đã bị chôn vùi.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên lập bản đồ toàn bộ thành phố bị chôn vùi này bằng radar xuyên đất mà không cần phải đào bới. Họ cũng phát hiện ra “chi tiết đáng kinh ngạc”, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antiquity hôm 8/6.

Họ thậm chí có thể nhìn lịch sử phát triển của thành phố này từ khi nó được xây dựng vào năm 241 trước Công nguyên cho đến khi nó bị bỏ hoang trong thời kỳ Trung cổ năm 700 sau Công nguyên bằng cách chụp ảnh ở các độ sâu khác nhau.

*

Bản đồ chi tiết toàn bộ thành phố Falerii Novi dưới lòng đất vừa được các nhà khoa học lập ra. Ảnh: CNN.

Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu các khu dân cư La Mã cổ đại nằm sâu dưới đường phố và tòa nhà hiện đại.

Người ta biết đến Falerii Novi từ các ghi chép lịch sử. Nơi này từng được nghiên cứu bằng kỹ thuật khác như biến đổi từ tính trong đất.

Tuy nhiên, công nghệ radar xuyên đất này đã cho thấy các khía cạnh khác của Falerii Novi như việc nơi này có một mạng lưới đường ống nước, một ngôi chợ, đền thờ, khu nhà tắm và một tượng đài công cộng.

Bố cục và thiết kế của thành phố Falerii Novi khác với Pompeii và các thành phố khác được nghiên cứu trong những năm qua. Mặc dù nơi có diện tích chưa bằng một nửa Pompeii, đền thờ, cấu trúc chợ và hệ thống nhà tắm của nó được xây dựng công phu hơn so với những gì các nhà nghiên cứu dự đoán.

Xem thêm: Cách Chỉnh Âm Thanh Máy Tính Win 7, 10 Nhanh Chóng Nhất, Hướng Dẫn Cách Chỉnh Loa Máy Tính Win 7

*

Hình ảnh một nhà hát qua công nghệ radar xuyên đất. Ảnh: CNN.

Các tượng đài mà họ phát hiện ra không giống bất cứ thứ gì các nhà nghiên cứu từng thấy. Chúng là một cặp cấu trúc lớn đối diện nhau bên trong lối đi có mái che với một hàng cột ở trung tâm.

“Chúng tôi đã đạt được mức độ chi tiết đáng kinh ngạc ở Falerii Novi. Điều này, cùng với các tính năng đáng ngạc nhiên của radar xuyên đất, cho thấy loại hình khảo sát này có thể thay đổi cách các nhà khảo cổ học xem xét các khu khảo cổ trong đô thị”, ông Martin Millett, tác giả nghiên cứu và giáo sư Laurence về khảo cổ của Đại học Cambridge tuyên bố.

Những tiến bộ gần đây trong công nghệ radar xuyên đất cho phép các nhà nghiên cứu lập bản đồ 300.000 m2 của thành phố này với độ phân giải cao. Tương tự như radar, hệ thống này gửi sóng vô tuyến vào đất. Sóng này va vào vật thể và bật trở lại. Sóng dội lại thể hiện hình ảnh những thứ dưới lòng đất ở độ sâu khác nhau và các nhà nghiên cứu đã dựa vào đây lập bản đồ thành phố.

Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện dấu tích hoá thạch của một loài ếch quý hiếm sinh sống cách đây 2 triệu năm – thuộc giai đoạn cuối thế Pilocene, đầu thế Pleistocene.

Phát hiện hồng hạc sẫm màu nhất khi giành ăn

Các nhà khoa học phát hiện những con hồng hạc có lông màu hồng đậm chính là những con hung hăng nhất khi tranh giành thức ăn.

*

Thi thể cô gái Nga vẫn ở nhà xác Hàn vì gia đình không đủ tiền đưa về

0

Dù cam kết viện trợ cho gia đình các nạn nhân là công dân nước ngoài sau thảm kịch Itaewon, giới chức trách Hàn Quốc vẫn chậm trễ trong việc triển khai.

*

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng ICBM từ Bình Nhưỡng

0 18

Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên bắn ít nhất 3 tên lửa đạn đạo ra biển phía đông hôm 3/11, trong đó có một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bị nghi bắn từ Bình Nhưỡng.

Xem thêm: Món Bạch Tuột Nướng: 3 Cách Làm Bạch Tuộc Nướng Thơm Ngon Với 2 Cách Đơn Giản

*

Thái tử Đan Mạch dự lễ khởi công nhà máy hơn một tỷ USD ở Việt Nam

0 25

Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik ngày 3/11 đã dự lễ khởi công xây dựng nhà máy của tập đoàn LEGO tại tỉnh Bình Dương – nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của tập đoàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *